Cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động bị xử lý ra sao?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hình thức xử lý cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
Mức phạt này đồng thời áp dụng với các hành vi:
- Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;
- Triển khai thí điểm hoặc áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
Ngoài ra, cơ sở vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 7 điều này.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Những câu chúc Tết 2025 dành cho giáo viên, học sinh sau tết hay ngắn gọn mới nhất?
- Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
- Thế nào là phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn từ 1/7/2025?