Nguyên tắc xử lý kỷ luật tổ chức đảng
Nguyên tắc xử lý kỷ luật tổ chức đảng được quy định tại Điều 3 Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014 xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, theo đó:
1- Chỉ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2- Các tổ chức đảng đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng; tổ chức đảng ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì phải được xem xét, xử lý kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
3- Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
4- Khi xem xét, quyết định hình thức kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
5- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu tổ chức đảng có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm để áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau.
6- Kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét và quy rõ trách nhiệm của tổ chức. Đồng thời, xem xét trách nhiệm cá nhân để xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm có liên quan đến vi phạm của tổ chức đảng.
Tổ chức đảng bị kỷ luật thì tất cả thành viên trong tổ chức đảng đều phải chịu trách nhiệm. Nội dung, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng bị kỷ luật phải được ghi vào lý lịch đảng viên là thành viên của tổ chức đảng. Những thành viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến quyết định sai lầm của tổ chức đảng, được ghi rõ vào lý lịch đảng viên, được bảo lưu ý kiến.
7- Nếu tổ chức đảng bị kỷ luật oan, sai thì tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật phải chủ động hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật; nếu không hủy bỏ hoặc thay đổi thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định và xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đã ra quyết định đó.
8- Quyết định kỷ luật tổ chức đảng vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp và thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng vi phạm. Trường hợp cần thông báo rộng hơn, cấp ủy có thẩm quyền quyết định.
Trên đây là tư vấn về nguyên tắc xử lý kỷ luật tổ chức đảng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?