Không đeo biển tên trong khi đang hành nghề khám, chữa bệnh bị xử lý ra sao?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hình thức xử lý đối với hành vi không đeo biển tên trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo biển tên trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, trường hợp bác sĩ hay bất kỳ người hành nghề khám, chữa bệnh nào không đeo biển tên trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý đối với hành vi không đeo biển tên trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 hiện nay?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Vì độc lập; vì tự do; Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” trong Thư chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sỹ cả nước nhân dịp đầu năm?
- Đã có Thông tư 37/2024/TT-BGTVT tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy?
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?