Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong quản lý trường hợp với người khuyết tật
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong quản lý trường hợp với người khuyết tật được quy định như sau:
1. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ quản lý trường hợp với người khuyết tật trong phạm vi quản lý;
2. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên công tác xã hội về nghiệp vụ quản lý trường hợp với người khuyết tật;
3. Hàng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí quản lý trường hợp với người khuyết tật trên địa bàn theo quy định hiện hành;
4. Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nghiệp vụ quản lý trường hợp với người khuyết tật của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
5. Cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ quản lý trường hợp với người khuyết tật trên địa bàn.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong quản lý trường hợp với người khuyết tật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện dựa trên tiêu chí nào?
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng có phải nộp lại Huy hiệu Đảng hay không? Cơ quan nào có trách nhiệm thu hồi Huy hiệu Đảng?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên dựa trên tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao được tiến hành như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945?
- Chính thức: Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024?