Đơn giản hóa thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương)

Đơn giản hóa thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trọng Nghĩa. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến lĩnh vực đấu thầu, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương) được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0908***)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương) được quy định tại Tiểu mục 8 Mục A Phần V Phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010 như sau:

Thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương)-B-BKH-081811-TT, B-BKH-106826-TT

- Quy định cụ thể, thống nhất các tài liệu phải có trong hồ sơ xin Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (PDKHĐT). Hướng dẫn cụ thể, giải thích rõ những văn bản nào là văn bản pháp lý làm căn cứ pháp lý lập kế hoạch đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan. Cần quy định rõ các văn bản này cần phải nộp là bản sao công chứng hay bản sao thông thường không cần công chứng, hay phải nộp bản gốc.

- Quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày kể từ ngày cơ quan phê duyệt nhận được báo cáo thẩm định (30 ngày đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).

- Quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền PDKHĐT. Ví dụ với dự án 100% vốn nhà nước thì sẽ xác định như thế nào, dựa trên các văn bản nào. Đối với các dự án của doanh nghiệp sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên nhưng ít hơn 100% vốn nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư phải được xác định phù hợp với Luật doanh nghiệp và điều lệ của doanh nghiệp.

- Bổ sung vào yêu cầu điều kiện và cách thức xác định được 30% vốn nhà nước trong một dự án để phải thực hiện việc đấu thầu. Đưa ra phương pháp cụ thể và ví dụ minh họa để xác định nguồn vốn nhà nước sử dụng trong mỗi dự án. Ví dụ minh họa như sau: Trong trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước X góp vốn vào thành lập liên doanh Y với nhà đầu tư nước ngoài trong đó phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước X trong vốn điều lệ liên doanh là x%. Doanh nghiệp Y là chủ đầu tư dự án A trong đó vốn tự có của Y trong dự án A là y%, còn lại là vốn vay của ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Trong trường hợp này tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án sẽ được xác định bằng x% * y%.

- Nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án cần phải tiến hành đấu thầu của doanh nghiệp lên ít nhất là trên 50%.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào