Chứng từ điện tử sử dụng trong hoạt động giao dịch Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Chứng từ điện tử sử dụng trong hoạt động giao dịch Kho bạc Nhà nước được quy định tại Điều 7 Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/02/2018), cụ thể như sau:
1. Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN:
a) Chứng từ điện tử trong dịch vụ công trực tuyến KBNN, bao gồm: chứng từ chuyển tiền của đơn vị giao dịch gửi KBNN; các chứng từ báo Nợ, báo Có tài khoản do KBNN gửi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN và các chứng từ khác theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 08/2016/TT-BTC.
b) Chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với ngân hàng, bao gồm: chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản; các chứng từ liên quan đến việc trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản.
c) Các chứng từ điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.
d) Các chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.
2. Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản) phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán và được lập theo đúng định dạng, mẫu, cấu trúc dữ liệu theo các văn bản quy định cụ thể của Bộ Tài chính và KBNN; trong đó, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
a) Tên và số hiệu của chứng từ.
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ, nhận chứng từ.
c) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ.
d) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ.
đ) Nội dung của nghiệp vụ phát sinh.
e) Số tiền của nghiệp vụ phát sinh; tổng số tiền của chứng từ ghi bằng số và bằng chữ.
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người kiểm soát, ký duyệt chứng từ và những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật.
h) Các nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Đối với các chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với các chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chứng từ kế toán ngân hàng và đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.
3. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức phát hành chứng từ điện tử có thể thêm lô gô, hình ảnh trang trí hoặc các thông tin khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên chứng từ. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Chứng từ điện tử theo quy định tại Điều này có giá trị như chứng từ giấy. Việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
6. Việc lưu trữ chứng từ điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy. Trong đó:
a) Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống thông tin và các chứng từ điện tử đang lưu hành, thì chứng từ điện tử tiếp tục được lưu trữ, cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các GDĐT khác mới được tiêu hủy.
b) Trường hợp chứng từ điện tử không được in ra giấy, mà chỉ lưu trữ trên các phương tiện điện tử, thì phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Trên đây là nội dung câu trả lời về chứng từ điện tử sử dụng trong hoạt động giao dịch Kho bạc Nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 133/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?