Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm; sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong; Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định cụ thể như sau:
- Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
- Quyết định, điều chỉnh tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Xem điểm thi IOE cấp trường năm 2024 ở đâu? Cách tra cứu kết quả thi IOE cấp trường năm 2024?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?