Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình từ 15/01/2018

Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đặng Tâm, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đặng Tâm (dangtam*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018 thì hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình theo quy định;

b) Phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình không đúng trình tự, thủ tục hoặc quy cách hồ sơ thiết kế theo quy định;

c) Không phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định;

d) Không tổ chức nghiệm thu hoặc tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng không đúng quy định;

đ) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;

e) Không tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc đối với các công trình yêu cầu phải thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc;

g) Không gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình không phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình hoặc lập không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;

b) Điều chỉnh thiết kế xây dựng mà không được thẩm định hoặc phê duyệt lại theo quy định khi thay đổi một trong các yếu tố: Địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;

c) Phê duyệt thiết kế không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn áp dụng hoặc sử dụng tiêu chuẩn xây dựng hết hiệu lực;

d) Phê duyệt thiết kế bước sau không phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu theo quy định của thiết kế bước trước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công không phù hợp với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước;

đ) Phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

e) Phê duyệt thiết kế an toàn quá tiêu chuẩn quy định gây lãng phí đối với công trình sử dụng vốn nhà nước.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phê duyệt thiết kế biện pháp thi công không đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật hoặc tính toán cự ly vận chuyển, phương tiện vận chuyển không phù hợp thực tế làm tăng chi phí trong dự toán đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;

b) Phê duyệt dự toán có nội dung áp dụng hoặc vận dụng định mức không phù hợp với nội dung công việc hoặc số liệu sai lệch so với nội dung định mức áp dụng đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;

c) Phê duyệt dự toán có nội dung áp dụng định mức cao hơn định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;

d) Phê duyệt dự toán có nội dung áp giá vật tư, vật liệu, thiết bị không phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình hoặc không phù hợp với quy định tại thời điểm xác định dự toán gói thầu đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;

đ) Phê duyệt dự toán có khối lượng không phù hợp với khối lượng tính toán từ bản vẽ thiết kế và yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình;

e) Phê duyệt thiết kế, dự toán không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu hoặc vật liệu xây không nung;

g) Tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc không đúng trình tự, thủ tục, nội dung theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng;

b) Buộc phê duyệt lại thiết kế đối với trường hợp chua hoặc đang thi công xây dựng và buộc lập lại dự toán xây dựng công trình theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng và buộc lập lại dự toán xây dựng công trình theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Buộc tổ chức nghiệm thu lại hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Buộc tổ chức lập, phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình bắt buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

e) Buộc tổ chức thi tuyển trong trường hợp công trình chưa thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

g) Buộc lập lại nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

h) Buộc phê duyệt lại thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

i) Buộc phê duyệt lại thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

k) Buộc phê duyệt lại thiết kế phù hợp với thiết kế bước trước hoặc nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

l) Buộc phê duyệt lại chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

m) Buộc điều chỉnh dự toán xây dựng để phê duyệt lại (áp dụng cho cả trường hợp đã tổ chức đấu thầu) đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này;

n) Buộc điều chỉnh thiết kế, lập lại dự toán để phê duyệt lại và buộc đảm bảo tỷ lệ phần trăm sử dụng vật liệu xây không nung trong trường hợp chưa hoặc đang thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;

o) Buộc tổ chức thi tuyển lại hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung quy định trong trường hợp công trình chưa thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp khắc phục là gì? Có những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, văn hóa, du lịch, quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trọng tài thương mại
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp khắc phục hậu quả
Thư Viện Pháp Luật
266 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp khắc phục hậu quả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào