Việc báo cáo kết quả đại hội Đảng bộ được quy định như thế nào?

Việc báo cáo kết quả đại hội Đảng bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Thuý hiện đang làm việc trong một cơ quan nhà nước, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi. Cụ thể là việc báo cáo kết quả đại hội Đảng bộ được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Việc báo cáo kết quả đại hội Đảng bộ được quy định tại Mục 16 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:

16.1- (Khoản 1, Điều 13): Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày bế mạc đại hội, cấp ủy khóa mới phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp: các biên bản bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bầu cử của cấp ủy cấp dưới, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cấp trên trực tiếp (ở Trung ương là Bộ Chính trị, nơi có ban thường vụ thì ủy nhiệm cho ban thường vụ) chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy; các thành viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Sau đại hội, nếu phát hiện thấy có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp ủy cấp trên có quyền bác bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của cấp ủy cấp dưới, chỉ đạo tiến hành bầu lại; nếu thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không bảo đảm nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì cấp ủy cấp trên có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó.

16.2- (Khoản 2, Điều 13): Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.

a) Khi cần bổ sung cấp ủy viên thiếu, tập thể cấp ủy thảo luận, thống nhất đề nghị cấp ủy cấp trên về số lượng, nhân sự cụ thể để cấp ủy cấp trên ra quyết định. Trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy cần, cấp ủy cấp trên có thể ra quyết định bổ sung số cấp ủy viên thiếu.

b) Việc bổ sung cấp ủy viên, ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư là đảng viên trong đảng bộ, chi bộ, nói chung thực hiện theo quy trình: chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ; ban chấp hành đảng bộ bầu vào các chức danh cần thiết.

c) Cấp ủy cấp trên trực tiếp có thể chỉ định đích danh đảng viên là cấp ủy viên cấp trên vào chức danh bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp dưới.

d) Khi cần thiết, cấp ủy cấp trên có quyền điều động đảng viên từ đảng bộ khác chỉ định tham gia cấp ủy và giữ các chức vụ ủy viên thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp ủy, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

đ) Việc chỉ định tăng thêm cấp ủy viên: Khi thật cần thiết, cấp ủy cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị cấp ủy cấp trên chỉ định tăng thêm một số cấp ủy viên cấp dưới. So với số lượng cấp ủy viên mà đại hội đã quyết định, số lượng cấp ủy viên chỉ định tăng thêm không được quá 10% đối với cấp huyện và tương đương trở lên, không quá 20% đối với cấp cơ sở. Các trường hợp cụ thể khác, giao Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn.

16.3- (Khoản 3, Điều 13): Việc điều động cấp ủy viên.

Trường hợp không phải do chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức đảng, khi cùng một lúc phải điều động quá một phần ba số cấp ủy viên do đại hội đã bầu thì phải được cấp ủy cấp trên cách một cấp đồng ý; nếu là cấp ủy viên của đảng bộ trực thuộc Trung ương thì do Bộ Chính trị quyết định.

16.4- (Khoản 4, Điều 13), (Khoản 2, Điều 42), (Khoản 2, Điều 43): Việc thôi tham gia cấp ủy và thôi sinh hoạt đảng đoàn, ban cán sự đảng

a) Việc thôi tham gia cấp ủy của các đồng chí cấp ủy viên khi có quyết định nghỉ công tác để nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác:

- Cấp ủy viên khi có quyết định nghỉ hưu thì thôi tham gia cấp ủy đương nhiệm từ thời điểm tính theo ngày nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được ghi trong thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu.

Cấp ủy viên khi có quyết định thôi làm công tác quản lý thì thôi tham gia cấp ủy đương nhiệm từ thời điểm quyết định thôi làm công tác quản lý có hiệu lực thi hành.

- Cấp ủy viên tham gia nhiều cấp ủy, khi có quyết định nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, có quyết định nghỉ hưu thì thôi tham gia các cấp ủy mà đồng chí đó là thành viên từ thời điểm quyết định nghỉ công tác chờ nghỉ hưu có hiệu lực thi hành; thời điểm tính theo ngày nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được ghi trong thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu; trường hợp chuyển công tác sang đảng bộ khác thì thôi tham gia các cấp ủy trong cùng đảng bộ mà đồng chí đó đã tham gia kể từ khi quyết định có hiệu lực thi hành. Nếu đồng chí đó là thành viên của cấp ủy cấp trên mà nơi chuyển đến trong cùng đảng bộ thì vẫn là cấp ủy viên cấp ủy cấp trên.

b) Khi có quyết định nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu hoặc chuyển sang công tác khác mà vị trí công tác mới không thuộc cơ cấu đảng đoàn, ban cán sự đảng, thì đồng chí ủy viên đảng đoàn, ban cán sự đảng thôi tham gia đảng đoàn, ban cán sự đảng từ thời điểm quyết định nghỉ công tác chờ nghỉ hưu có hiệu lực thi hành; thời điểm tính theo ngày nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được ghi trong thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu, hoặc thời điểm quyết định chuyển công tác có hiệu lực thi hành; cấp ủy cùng cấp chỉ định thành viên mới tham gia đảng đoàn, ban cán sự đảng.

16.5- (Khoản 5): Chỉ định cấp ủy ở những nơi thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập đảng bộ, chi bộ

Trong nhiệm kỳ của cấp ủy, nếu có sự thay đổi về tổ chức như: thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy chính thức, bí thư, phó bí thư, ban thường vụ theo Khoản 5, Điều 13 Điều lệ Đảng; cấp ủy được chỉ định bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra theo Điều 31 Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của cấp ủy không nhất thiết là 5 năm. Cách tính nhiệm kỳ đại hội theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc báo cáo kết quả đại hội Đảng bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 29-QĐ/TW năm 2016.

Trân trọng!

Đại hội Đảng
Hỏi đáp mới nhất về Đại hội Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn Quy trình tổ chức đại hội đảng bộ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên dự Đại hội Đảng không được quy đổi ra giờ dạy
Hỏi đáp pháp luật
Về tên gọi ban thường vụ, bí thư, phó bí thư do đại hội đảng bộ cơ sở bầu trực tiếp
Hỏi đáp pháp luật
Việc ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc lập danh sách ứng cử viên để tiến hành bầu cử trong đại hội Đảng được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bầu cấp ủy của đại hội Đảng diễn ra như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới tại đại hội Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bầu uỷ ban kiểm tra trong đại hội Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy trong đại hội Đảng diễn ra như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại hội Đảng
Thư Viện Pháp Luật
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại hội Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại hội Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào