Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân bị xử lý ra sao?
Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân.
Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với các trường hợp:
- Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 và bị buộc thu hồi chứng minh nhân dân theo quy định tại Khoản 6 điều này.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?