Nâng ngạch công chức hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ sau khi tuyển dụng

Nâng ngạch công chức hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ sau khi được tuyển dụng quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Thảo hiện đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi như sau: Việc nâng ngạch công chức hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ sau khi được tuyển dụng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nâng ngạch công chức hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ sau khi tuyển dụng được quy định tại Điều 13  Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ (có hiệu lực ngày 20/01/2018), cụ thể như sau:

- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ sau khi tuyển dụng được đặc cách cử tham dự kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được xếp loại ở mức hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ trong 03 năm liên tiếp kể từ ngày có quyết định tuyển dụng;

+ Cán bộ khoa học trẻ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I ngoài quy định tại điểm a khoản này phải có ít nhất một đề tài khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước hoặc khu vực hoặc quốc tế;

+ Cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II ngoài quy định tại điểm a khoản này phải có ít nhất một công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở khu vực hoặc quốc tế (ISI hoặc SCI).

- Bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính, xếp lương và phụ cấp đối với người trúng tuyển kỳ thi:

+ Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc xếp bậc 1, hệ số lương 4,40 và hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 10% mức lương hiện hưởng;

+Cán bộ khoa học trẻ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I xếp bậc 1, hệ số lương 4,40 và hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 25% mức lương hiện hưởng;

+ Cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II xếp bậc 1, hệ số lương 4,40 và hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 40% mức lương hiện hưởng.

Thời gian hưởng phụ cấp tăng thêm không quá 06 năm kể từ ngày có quyết định nâng ngạch chuyên viên chính hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính.

- Ngoài khoản phụ cấp tăng thêm quy định tại khoản 2 Điều này còn được hưởng các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật hiện hành đối khu vực, ngành, lĩnh vực đặc thù (nếu có).

- Xếp lương và thôi hưởng phụ cấp tăng thêm đối với người không trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính:

+Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của ngạch chuyên viên và tương đương;

+ Cán bộ khoa học trẻ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của ngạch chuyên viên và tương đương;

+ Cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của ngạch chuyên viên và tương đương.

Thời gian tính nâng bậc lương lần sau được tính từ thời điểm thôi hưởng phụ cấp tăng thêm quy định tại khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nâng ngạch công chức hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ sau khi tuyển dụng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 140/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Chức danh nghề nghiệp viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng và kỹ thuật y?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 07/12/2023, bãi bỏ hình thức thi, chỉ giữ lại xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực được sắp xếp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa từ ngày 10/04/2023 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Thư Viện Pháp Luật
382 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào