Yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin

Yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Công hiện đang làm việc tại bộ phận kỹ thuật của VNPT, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể như sau: Yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT về quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, cụ thể như sau:

Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chủ động thực hiện giám sát theo quy định hiện hành. Đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên, hoạt động giám sát của chủ quản hệ thống thông tin cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:

1. Thành phần giám sát trung tâm của chủ quản hệ thống thông tin cần đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Cung cấp đầy đủ các tính năng thu thập và tổng hợp các thông tin an toàn thông tin mạng;

b) Phân tích các thông tin thu thập để phát hiện và cảnh báo tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động hệ thống hoặc khả năng cung cấp các dịch vụ của hệ thống thông tin được giám sát;

c) Cung cấp giao diện thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát liên tục của cán bộ giám sát;

d) Thực hiện thu thập và phân tích các thông tin đầu vào tối thiểu sau đây: nhật ký máy chủ web (web server) với các ứng dụng web (ví dụ: cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến v.v...); cảnh báo/nhật ký của thiết bị quan trắc cơ sở; cảnh báo/nhật ký của thiết bị tường lửa được thiết lập bảo vệ luồng kết nối mạng Internet liên quan đến các đối tượng cần giám sát;

e) Năng lực xử lý thành phần giám sát trung tâm của chủ quản hệ thống thông tin cần phù hợp với khối lượng, định dạng và có khả năng phân tích thông tin an toàn thông tin mạng thu thập từ các hệ thống được giám sát.

2. Thu thập thông tin an toàn thông tin mạng và quan trắc cơ sở cần đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thực hiện thu thập thông tin an toàn thông tin mạng từ nhật ký và cảnh báo của các phần mềm/thiết bị liên quan đến đối tượng cần giám sát để cung cấp cho thành phần giám sát trung tâm của chủ quản hệ thống thông tin hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Các thông tin an toàn thông tin mạng tối thiểu cần thu thập và cung cấp bao gồm: nhật ký máy chủ web (web server) của các ứng dụng web (ví dụ: cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến v.v...); cảnh báo/nhật ký của thiết bị quan trắc cơ sở; cảnh báo/nhật ký của thiết bị tường lửa được thiết lập bảo vệ luồng kết nối mạng Internet liên quan đến các đối tượng cần giám sát;

b) Các thiết bị quan trắc cơ sở đảm bảo các chức năng phát hiện tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng; cần được thiết lập để đảm bảo khả năng giám sát bao phủ được tất cả các đường kết nối mạng Internet của đối tượng cần giám sát;

c) Thiết bị quan trắc cần đáp ứng tối thiểu các chức năng phát hiện, tạo lập luật phát hiện tấn công riêng dựa trên các thông tin như: địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, địa chỉ cổng nguồn, địa chỉ cổng đích, các đoạn dữ liệu đặc biệt trong gói tin được truyền qua. Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước tự triển khai thiết bị quan trắc cơ sở, ưu tiên sử dụng các thiết bị phát hiện tấn công đã có (ví dụ: IDS, IPS, tường lửa Web, v.v...) để kết hợp làm thiết bị quan trắc cơ sở;

d) Đối với các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sử dụng giao thức có mã hóa (ví dụ: https), cần có phương án kỹ thuật đảm bảo thiết bị quan trắc an toàn thông tin mạng có được đầy đủ thông tin để có thể phát hiện được các tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng;

e) Thiết lập, kết nối các thiết bị quan trắc cơ sở với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông theo hướng dẫn và yêu cầu của cơ quan chức năng.

3. Nội dung thực hiện giám sát:

a) Theo dõi, trực giám sát liên tục, lập báo cáo hàng ngày, đảm bảo hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin hoạt động và thu thập thông tin ổn định, liên tục;

b) Xây dựng và ban hành các quy chế giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó quy định cụ thể về thời hạn định kỳ thống kê kết quả xử lý, lập báo cáo;

c) Theo dõi, vận hành các thiết bị quan trắc cơ sở đảm bảo ổn định, liên tục, điều chỉnh kịp thời khi có các thay đổi và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo hiệu quả giám sát;

d) Lập báo cáo kết quả giám sát hàng tuần để báo cáo chủ quản hệ thống thông tin, nội dung báo cáo tuần bao gồm đầy đủ các thông tin sau: thời gian giám sát; danh mục đối tượng bị tấn công cần chú ý (địa chỉ IP, mô tả dịch vụ cung cấp, thời điểm bị tấn công); kỹ thuật tấn công đã phát hiện được và chứng cứ liên quan; các đối tượng thực hiện tấn công; các thay đổi trong hệ thống được giám sát và hệ thống giám sát; v.v...;

đ) Tiến hành phân loại nguy cơ, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng tùy theo tình hình cụ thể;

e) Định kỳ thống kê kết quả xử lý nguy cơ, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng để phục vụ công tác lưu trữ, báo cáo;

g) Trong trường hợp chủ quản hệ thống thông tin đề nghị đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát cơ sở hoặc hệ thống thuộc trách nhiệm giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm cung cấp và cập nhật thông tin về hệ thống thông tin cần giám sát và mô tả phương án kỹ thuật triển khai hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu phiếu cung cấp thông tin tại Phụ lục 1, trong đó có các thông tin:

- Mô tả đối tượng được giám sát, bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: địa chỉ IP, tên miền, dịch vụ cung cấp, tên và phiên bản hệ điều hành, phần mềm ứng dụng web;

- Vị trí đặt hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin, dung lượng các đường truyền kết nối vào đối tượng giám sát của chủ quản hệ thống thông tin, các thông tin dự kiến thu thập và giao thức thu thập, ví dụ cảnh báo của IDS, nhật ký tường lửa (log firewall), nhật ký máy chủ web (log web server), v.v...

h) Năng lực lưu trữ thông tin giám sát tối thiểu đạt mức trung bình 30 ngày hoạt động trong điều kiện bình thường;

i) Cung cấp thông tin giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật;

k) Báo cáo hoạt động giám sát của chủ quản hệ thống thông tin định kỳ 06 tháng theo mẫu tại Phụ lục 2.

Trên đây là nội dung câu trả lời về yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 31/2017/TT-BTTTT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào