Phương án ứng phó thiên tai
Theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 thì phương án ứng phó thiên tai được quy định cụ thể như sau:
- Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
+ Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
+ Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
+ Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
- Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
+ Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
+ Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
+ Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
+ Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
+ Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
- Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
- Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:
+ Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
+ Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về phương án ứng phó thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật phòng, chống thiên tai năm 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?