Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng

Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh, hiện nay tôi đang làm việc tại thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Quê tôi là một huyện miền núi, đầu những năm 2000 rừng và động vật rừng ở đây còn rất nhiều, tuy nhiên hiện nay thì rừng không còn nhiều như trước nữa do bị khai thác quá mức. Do đó, tôi cần nghiên cứu một số vấn đề pháp lý trong lĩnh vực này, tuy nhiên tôi chưa tìm được văn bản quy định. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Theo quy định tại Điều 51 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:

1. Hệ thống đường lâm nghiệp bao gồm đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản.

2. Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển động vật rừng, thực vật rừng.

3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.

5. Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

- Trong công việc bảo vệ rừng thì có rất nhiều nội dung liên quan, đặc biệt việc trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng tại Điều 49 của Luật này cũng là một nội dung rất quan trọng, cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; động vật rừng thông thường phải bảo đảm điều kiện về nguồn giống hợp pháp, cơ sở nuôi bảo đảm an toàn với người và động vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn quần thể loài trong môi trường tự nhiên.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài động vật rừng thông thường.

Trên đây là nội dung tư vấn về kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Lâm nghiệp 2017.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

288 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào