Chế độ ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 thì chế độ ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ tại Việt Nam có các quyền sau đây:
- Người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ được hưởng ưu đãi sau đây:
+ Được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
+ Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 64 của Luật khoa học và công nghệ năm 2013;
+ Được trang bị phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao;
+ Được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học.
- Nhà khoa học đầu ngành ngoài ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 còn được hưởng ưu đãi sau đây:
+ Được ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng;
+ Được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm này;
+ Được trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng, đánh giá và phản biện chính sách của ngành, lĩnh vực, quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ;
+ Được ưu tiên giao nhiệm vụ phản biện độc lập đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh;
+ Được hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt theo quy định của Chính phủ;
+ Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi cho Nhà khoa học đầu ngành tại Mục 1 Chương 4 Nghị định 40/2014/NĐ-CP
- Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng ngoài ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 còn được hưởng ưu đãi sau đây:
+ Hưởng mức lương và phụ cấp ưu đãi đặc biệt theo thỏa thuận với cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ; được bố trí nhà ở công vụ, phương tiện đi lại công vụ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Đề xuất việc điều động nhân lực khoa học và công nghệ, kinh phí thực hiện nhiệm vụ và nguồn lực vật chất, tài chính bảo đảm thực hiện nhiệm vụ;
+ Thuê, thỏa thuận chi phí thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; tự quyết định việc mua sáng chế, thiết kế, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ phục vụ cho nhiệm vụ trong phạm vi dự toán kinh phí được giao;
+ Tự quyết định và được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn;
+ Toàn quyền quyết định việc tổ chức nhiệm vụ được giao.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi cho nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng tại Mục 2 Chương 4 Nghị định 40/2014/NĐ-CP
- Nhà khoa học trẻ tài năng ngoài việc được hưởng ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 còn được hưởng ưu đãi sau đây:
+ Ưu tiên xét cấp học bổng để nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước;
+ Được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm này;
+ Được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng và được ưu tiên chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác;
+ Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi cho các nhà khoa học trẻ tài năng tại Mục 3 Chương 4 Nghị định 40/2014/NĐ-CP
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật khoa học và công nghệ năm 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?