Cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng đối với nhà giáo

Cách tính phụ cấp ưu đãi công việc đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác tại Bình Định trong lĩnh vực giáo dục. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Hữu Thành (thanh***@gmail.com)

Ngày 10/8/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Theo đó, cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởngx Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.

Ví dụ 11: Nhà giáo F là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo F được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,1 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 97.500 đồng.

Ví dụ 12: Nhà giáo G là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo G được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,2 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 195.000 đồng.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Nhà giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách tiền lương đối với giáo viên theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất hiệu trưởng, hiệu phó được nghỉ 8 tuần/năm như giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Hỏi đáp Pháp luật
05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình chọn nhà giáo tiêu biểu năm 2023: Mỗi đơn vị không gửi quá 20 bộ hồ sơ?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Không phải nhà giáo có được hưởng trợ cấp lần đầu tại xã đặc biệt khó khăn?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà giáo công tác ở vùng ĐBKK được nghỉ phép 16 ngày/năm
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách bổ sung đối với nhà giáo công tác tại vùng ĐBKK
Hỏi đáp pháp luật
Nhà giáo công tác ở vùng ĐBKK khi về hưu có được hưởng trợ cấp một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào