Các nguyên tắc chung trong thiết kế cầu treo dân sinh

Có các nguyên tắc chung nào trong thiết kế cầu treo dân sinh? Xin chào Qúy Ban biên tập, tôi là Hoàng Quân hiện đang là năm 3 ngành Đại học Xây dựng, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là có các nguyên tắc chung nào trong thiết kế cầu treo dân sinh? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Các nguyên tắc chung trong thiết kế cầu treo dân sinh được quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và Thông tư 38/2015/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

1. Phải điều tra thu thập đầy đủ các số liệu khảo sát như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, nhu cầu hoạt tải, đặc trưng cơ lý của vật liệu.. .theo các tiêu chuẩn hiện hành trước khi tiến hành công tác thiết kế.

2. Các kết cấu, cấu kiện chế tạo sẵn (gồm cả các bộ phận cơ khí như tăng- đơ, cóc bắt dây cáp, vòng liên kết nối cáp với các dây treo hoặc với kết cấu mặt cầu...), nền móng của công trình cầu treo dân sinh được tính toán theo các trạng thái giới hạn quy định trong Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.

a) Trạng thái giới hạn cường độ: Trạng thái giới hạn do mất khả năng chịu tải hoặc do không sử dụng được. Việc tính toán nhằm đảm bảo cường độ và độ ổn định cần thiết của kết cấu để ngăn ngừa các hiện tượng: mất ổn định chung về hình dạng, mất ổn định về vị trí (chống trượt, chống lật, chống trồi lên...) phá hoại đồng nhất, ngăn ngừa phá hoại mới (khi kết cấu chịu tác động của tải trọng tác động trùng lặp), ngăn ngừa phá hoại dưới tác động đồng thời của các yếu tố lực và ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài (môi trường xâm thực,...).

b) Trạng thái giới hạn sử dụng: Trạng thái giới hạn do công trình không tiếp tục sử dụng bình thường được. Việc tính toán nhằm ngăn ngừa sự hình thành các vết nút của kết cấu BTCT hoặc hạn chế sự mở rộng quá mức hoặc lâu dài của các vết nứt đó, ngăn ngừa các chuyển vị quá mức của các bộ phận kết cấu, đặc biệt là tháp cầu và dầm chủ (về độ võng, góc xoay, dao động).

c) Không xét trạng thái giới hạn đặc biệt đối với cầu treo dân sinh.

3. Phải tính toán về tác dụng động lực học của gió đối với cầu treo dân sinh khi tỷ số B/L < 1/25.

5. Tùy theo yêu cầu ổn định chống dao động ngang tính toán, phải bố trí dây neo chống dao động ngang. Trong trường hợp đơn giản, dây neo chống dao động ngang có thể chỉ là các cốt thép tròn có đường kính từ 8 đến 12 mm (d = 8-12 mm) đặt ở cao độ bên dưới kết cấu mặt cầu và được kéo căng rồi neo lại ở chân cột tháp. Trường hợp tốt hơn là bố trí 2 tao cáp thép căng cong đối xứng nhau theo phương nằm ngang ở hai phía thượng lưu và hạ lưu cầu và liên kết vào các đầu dầm ngang của hệ mặt cầu. Khi đó cao độ thấp nhất (ở vị trí neo) của 2 dây neo phải cao hơn mức nước cao nhất lịch sử.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các nguyên tắc chung trong thiết kế cầu treo dân sinh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2014/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
263 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào