Cơ sở in là gì?

Cơ sở in được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác tại Ninh Bình trong lĩnh vực bất động sản. Gần đây, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm các thông tin về hoạt động trong lĩnh vực in ấn, xuất bản. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa rõ, mong được giải đáp. Tôi thấy một vài tài liệu đề cập đến hoạt động của các cơ sở in nhưng không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì cơ sở in là cơ sở như thế nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Hoàng Anh (anh***@gmail.com)

Ngày 19/6/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in. Nghị định này quy định về hoạt động in bao gồm: Điều kiện hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in; sao chụp (sau đây gọi là photocopy); hợp tác của các cơ sở in để chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in; nhập khẩu thiết bị ngành in. Hoạt động chế bản, in, gia công sau in đối với xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản.

Theo đó, cơ sở in là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.

Để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số khái niệm liên quan như sau:

- Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.

- Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.

- Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:

+ Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

+ Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;

+ Tem chống giả;

+ Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);

+ Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;

+ Bao bì, nhãn hàng hóa;

+ Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;

+ Các sản phẩm in khác.

- Cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về cơ sở in. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
336 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào