Những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại V ngành khoa học và công nghệ

Những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại V ngành khoa học và công nghệ bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại V ngành khoa học và công nghệ bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại V ngành khoa học và công nghệ được quy định tại Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: 

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn và các chất độc hại.

Thực nghiệm công nghệ chế tạo vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…) có cường độ cao, ồn, khí dễ cháy nổ, và các loại hóa chất độc hại.

Thực nghiệm xử lý, lưu giữ, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

Trực tiếp vận hành, bảo dưỡng thiết bị bức xạ, thực nghiệm vật lý hạt nhân; thực nghiệm hóa học phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

Khai thác sử dụng các kênh neutron của lò phản ứng hạt nhân.

Khu vực làm việc chật hẹp, làm việc liên tục trong môi trường phóng xạ hỗn hợp neutron và gamma.

Sản xuất đồng vị phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Phân tích mẫu bằng kỹ thuật hạt nhân, chuẩn liều và hoạt độ phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ.

Phân tích mẫu quặng và nguyên tố phóng xạ bằng các phương pháp vật lý, hóa học.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

Đóng gói, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ và dược chất phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, bụi chứa phóng xạ và các rủi ro khi vận chuyển.

Sử dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Thực hiện công việc đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở có dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Tìm kiếm, định vị, ứng phó sự cố, tẩy xạ các nguồn phóng xạ ngoài môi trường.

Công việc nặng nhọc, làm việc chủ yếu trong môi trường phóng xạ ngoài trời.

Thu hồi nguồn phóng xạ, áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân với liều bức xạ gây nguy hiểm.

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

Trên đây là tư vấn về những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại V ngành khoa học và công nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
282 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào