Khi tham gia giao thông với tư cách là người đi bộ cần hiểu luật?

Tôi muốn biết quy định của pháp luật về việc xử lý vi phạm đối với người đi bộ cũng như mức phạt áp dụng cho người đi bộ khi tham gia giao thông?

Người đi bộ gây cản trở giao thông cũng giống như các phương tiện cơ giới khác phải bị xử lý theo luật.

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT QG Nguyễn Hoàng Hiệp: Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người đi bộ. Tại Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác đã xây dựng nhiều cầu vượt, hầm chui dành cho người đi bộ và cơ bản ở các khu đô thị mới hay những nơi tập trung đông người như trường học, công sở thì kẻ nhiều vạch sơn đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, vẫn có những người cố tình đi bộ sai phần đường mặc dù pháp luật Việt Nam đã có đầy đủ các văn bản quy định về người đi bộ khi tham gia giao thông cũng như chế tài khi người đi bộ vi phạm.

Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường cần có người lớn giúp đỡ

Theo  điều 32 Luật Giao thông đường bộ nêu rõ người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định như: phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Đồng thời người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trong trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Mặt khác, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Đặc biệt Luật giao thông đường bộ cũng quy định, đối với trường hợp  trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

 

Xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ

Vấn về xử phạt đối với người đi bộ sai các quy định về an toàn giao thông được thể hiện tại các văn bản pháp luật, cụ thể là tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP.về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP.

 Mức xử phạt áp dụng chung cho toàn quốc đối với người đi bộ vi phạm : Tại Nghị định 34/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, Điều 12 đã quy định: “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đi bộ có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường quy định;  Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc” 

Áp dung mức phạt cao tại các khu vực nội thành thành phố trực thuộc Trung ương: Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 71, pPhạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm: Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;  Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Chúng ta cần khẳng định rằng trong xử lý vi phạm giao thông, yếu tố lỗi là quan trọng, không phân biệt xe lớn hay nhỏ, phương tiện hay con người gây ra. Nếu có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự lẫn hình sự. Vì vậy, người đi bộ nếu đi đúng phần quy định thì được ưu tiên, còn đi không đúng phần đường ưu tiên mà còn gây tai nạn nghiêm trọng thì tất nhiên sẽ bị truy tố theo đúng luật định. 

 

 

 

 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào