Hát nhép lip-sync sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có một quy định hoặc định nghĩa cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, việc hát nhép hoặc sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn được xem là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm b Khoản 3 và Điểm a Khoản 10 Điều 13 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trên thực tế, hát nhép (lip-sync, lip sync, lip-synchronization hay playback) có thể được hiểu là người biểu diễn (ca sĩ) sẽ hát và thu âm vào đĩa (băng) hoặc các phương tiện có thể ghi lại âm thanh. Giọng hát, âm thanh trong đoạn ghi âm đã được xử lý để loại bỏ tạp âm, chỉnh sửa trầm – bổng theo ý muốn. Trong quá trình biểu diễn, ca sĩ sẽ hát theo cho phù hợp với nhạc và lời hát được bật lên từ đoạn ghi âm đó (nhưng thực chất là không phát ra âm thanh từ ca sĩ). Như vậy, hát nhép là một dạng giả vờ hát với phần đã thu âm trước và có thể được sử dụng trong các chương trình biểu diễn.
Mức xử phạt đối với hành vi hát nhép hoặc sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn được quy định cụ thể như sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn;
...
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 3, điểm d và điểm e khoản 5 Điều này; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP).
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn) có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, người biểu diễn có hành vi vi phạm sẽ bị đình chỉ biểu diễn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử phạt hành vi sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?