Hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa

Hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Thanh Quảng, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ các Bạn trong Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể là hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn! 

Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

1. Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2005/NĐ-CP là hành vi kẻ, gắn số đăng ký trên phương tiện không đúng một trong các quy định sau đây:

a) Số đăng ký phương tiện gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.

b) Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện phải đảm bảo điều kiện: Chiều cao tối thiểu 200 mm, chiều rộng nét tối thiểu 30 mm và khoảng cách giữa các chữ hoặc số là 30 mm;

c) Màu của chữ và số đăng ký phải khác màu nền nơi kẻ chữ và số đăng ký;

d) Vị trí số đăng ký của phương tiện:

Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;

Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;

Trường hợp phương tiện không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ, gắn số đăng ký theo quy định thì được phép thu nhỏ kích thước khi kẻ, nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất.

2. Hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi kẻ vạch dấu mớn nước an toàn không đúng vị trí trên mạn phương tiện hoặc vạch dấu mớn nước mờ hoặc màu của vạch dấu mớn nước trùng với màu của vỏ phương tiện.

3. Xử lý hành vi không có hoặc không mang giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ theo quy định như: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi không có giấy tờ. Trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được bản chính các giấy tờ hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện đang thế chấp thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ và phải phô tô, lưu lại giấy tờ đó trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính;

b) Trường hợp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, nếu người vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính có ghi giấy tờ bị tạm giữ còn thời hạn, thì được xem như phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện có giấy tờ theo quy định. Nếu thời hạn biên bản vi phạm hành chính đã quá quy định, thì bị xử phạt với hành vi không có giấy tờ theo quy định.

4. Xử phạt đối với hành vi không lắp đặt thiết bị an toàn quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 132/2015/NĐ-CP

a) Thời gian áp dụng xử phạt đối với hành vi không lắp thiết bị nhận dạng tự động - AIS trên phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo là từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;

b) Đối với hành vi không có phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB trên tàu hàng mang cấp VR-SB dung tích từ 300 GT trở lên và tàu khách hoạt động tuyến vận tải ven biển chỉ bị xử phạt khi có quy định của pháp luật về việc bắt buộc phải lắp phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB.

5. Hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định tại Điều 14 Nghị định 132/2015/NĐ-CP

Khi kiểm tra và trước khi ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện, người có thẩm quyền phải đối chiếu với thời hạn sử dụng phương tiện quy định tại Điều 4 và Điều 13 Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu để áp dụng xử phạt.

Trên đây là nội dung câu trả lời về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 12/2016/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào