Chức năng của cơ quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân
Theo quy định tại Mục II Quy định 50-QĐ/TW năm 2011 về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương.
- Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương, Tổng cục Chính trị nghiên cứu đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội.
- Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị xác định kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong toàn quân thực hiện.
2. Cục chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan Bộ Quốc phòng, các tổng cục, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và đơn vị tương đương hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; nghị quyết của đảng ủy cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, cục chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; trực tiếp tổ chức thực hiện những nội dung thuộc cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện.
Cục chính trị quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng còn có nhiệm vụ phối hợp với các cấp ủy địa phương để chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên và trong bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương; phối hợp với các ban của cấp ủy địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các mặt công tác trên. Cục chính trị các quân chủng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo và binh chủng còn có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với Tổng cục Chính trị về công tác đảng, công tác chính trị thuộc chuyên ngành quân, binh chủng mình và phối hợp với cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị thuộc chuyên ngành mình trong toàn quân theo sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị.
3. Phòng chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng và trường trung cấp; trường quân sự quân khu, quân đoàn; binh đoàn, sư đoàn, vùng hải quân, lữ đoàn, bộ chỉ huy quân sự và bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty và đơn vị tương đương, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy) cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên. Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của bí thư cấp ủy, chính ủy và mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, tình hình nhiệm vụ, tính chất hoạt động và kế hoạch công tác của đơn vị, phòng chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện.
4. Ban chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp trung đoàn, ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng, ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên. Căn cứ kế hoạch của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của bí thư cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, tình hình nhiệm vụ, đối tượng, hoàn cảnh và kế hoạch hoạt động của đơn vị, ban chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, trực tiếp tiến hành và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện.
5. Ở những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện lập cơ quan chính trị mà bố trí trợ lý chính trị, thì trợ lý chính trị căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của cấp ủy cấp mình, tình hình nhiệm vụ đơn vị, đề xuất với bí thư cấp ủy, chính trị viên cùng cấp về nội dung công tác đảng, công tác chính trị và đôn đốc việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về chức năng cơ quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 50-QĐ/TW năm 2011.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?