Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đại Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đại Thắng (daithang*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Khoản 14 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể như sau:

- Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8, Điều 13 và Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP .

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Địa chính xã có được xử phạt vi phạm về hành vi vi phạm quy định đất đai không?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý như thế nào nếu phát hiện hành vi vi phạm về đất đai nhưng không có quyền xử phạt?
Hỏi đáp pháp luật
Chánh Thanh tra Sở có quyền phạt những hành vi nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Giám đốc Sở có quyền xử phạt như thế nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra chuyên ngành xây dựng xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của chánh thanh tra cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ trong lĩnh vực du lịch
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào