Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập, quá cảnh bị phạt thế nào?

Hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Phương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Phương (phuong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP thì hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

- Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép;

+ Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

- Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

- Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

- Hình thức phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất;

+ Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 127/2013/NĐ-CP, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 127/2013/NĐ-CP, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

+ Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
653 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào