Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan thì bị xử lý như thế nào?

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan thì bị xử lý như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Quân, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các tổ chức cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hồng Quân (hongquan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP thì hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các tổ chức cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể như sau:

Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:

Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.

Trong đó, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:

- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn;

- Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;

- Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;

- Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;

- Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;

- Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu;

- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định;

- Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;

- Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

- Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;

Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các tổ chức cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào