Quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội
Theo quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
- Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
+ Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
+ Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
- Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?