Quy định của pháp luật về bảo lãnh người thân ra nước ngoài làm việc
Tại Khoản 6 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có định nghĩa về việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Và người bảo lãnh phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006. Cụ thể bao gồm:
Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.
Và phạm vi bảo lãnh bảo lãnh đi làm việc được quy định tại Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, như sau:
1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.
3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.
Và việc bảo lãnh phải được thực hiện theo hợp đồng quy định tại Điều 57 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:
1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi bảo lãnh;
b) Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;
c) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Xử lý tài sản của người bảo lãnh.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh.
Bên cạnh đó, thì còn tuỳ thuộc vào quy định riêng của từng quốc gia. Bạn có thể tìm đọc tại các văn bản pháp luật có liên quan để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này.
Trân trọng gửi đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?