Thể thức ký, đóng dấu Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
Thể thức ký, đóng dấu Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được quy định tại Điều 5 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh sĩ quan; Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; Thẻ sĩ quan dự bị; Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:
1. Thể thức ký là chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Thể thức đề ký, gồm: Chức vụ, cấp bậc, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Con dấu đóng Chứng minh và Thẻ
a) Dấu ướt thu nhỏ đường kính 23 mm, dấu mực sơn màu đỏ đóng trùm lên 1/3 khoảng đầu chữ ký Chứng minh và Thẻ;
b) Dấu nổi đóng trùm lên 1/4 ảnh góc phải phía dưới;
c) Quản lý con dấu tập trung tại cơ quan bảo mật lưu trữ, nhân viên văn thư của đơn vị giữ và đóng dấu; không dùng con dấu này đóng vào các loại văn bản giấy tờ khác trái với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Trên đây là tư vấn về thể thức ký, đóng dấu Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 218/2016/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?