Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Quý Bình (0911***)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục XIII Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 như sau:

Số TT

Tên nghề
hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động
của nghề, công việc

 

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Chăm sóc vận động bò đực giống

Thường xuyên tiếp xúc với phân, rác và các vi khuẩn gây bệnh.

2

Vận hành máy nghiền, trộn thức ăn gia súc.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao.

3

Chăn nuôi động vật thí nghiệm, xử lý bệnh phẩm, dụng cụ thí nghiệm.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Fomol, NaOH, HCL.

4

Nghiên cứu, chẩn đoán, giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Formol, CO2, Ether, axít fenic.

5

Kiểm nghiệm sản xuất vacxine, thuốc thú y.

Tiếp xúc thường xuyên với các vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo và các hoá chất độc: Ether, axeton, HCL.

6

Nghiên cứu thí nghiệm công nghệ gen và tế bào các loại cây trồng.

Luôn tiếp xúc với các hoá chất mạnh gây đột biến tế bào như Cochandin, IAA.

7

Sơ chế lông vũ

Công việc nặng nhọc, bẩn tiếp xúc với nhiều bụi chứa vi khuẩn nấm và sinh vật gây bệnh.

8

Giết mổ lợn

Chuyên làm đêm, công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt.

9

Nhặt phân loại, vận chuyển xương động vật

Công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, hôi thối, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnh và khí H2S

10

Chế biến xương động vật

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc bẩn, hôi thối, tiếp xúc với bụi, ồn và H2S

11

Khuân vác, dập khuôn trong kho đông lạnh.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất lạnh, ồn cao và chuyên làm đêm.

12

Đóng gói thịt trong buồng đông lạnh

Nơi làm việc rất lạnh, công việc nặng nhọc, đơn điệu ảnh hưởng tiếng ồn cao, chuyên làm đêm.

13

Vận hành sửa chữa máy lạnh và hệ thống cấp lạnh

Nơi làm việc chật hẹp, lạnh, ảnh hưởng của tiếng ồn cao và NH3.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
319 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào