Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Hùng, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cho tôi hỏi là có quy định nào hướng dẫn cụ thể về việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ không? Nếu có thì văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! (0908***)

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 6 Thông tư 34/2017/TT-BTNMT quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

1. Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như sau:

a) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quản lý CTNH, trừ trường hợp thu gom, vận chuyển từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi;

b) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ điểm thu hồi tập trung đến các cơ sở xử lý phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS.

2. Yêu cầu đối với việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ như sau:

a) Thời gian tối đa lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi tập trung là 06 tháng kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp phải lưu giữ quá thời gian 06 tháng do chưa tìm được chủ xử lý, tái chế chất thải phù hợp để chuyển giao thì phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt điểm thu hồi tập trung về chủng loại, số lượng sản phẩm thải bỏ lưu giữ;

b) Việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi cơ sở không giới hạn về thời gian lưu giữ nhưng không vượt quá số lượng tối đa được phép lưu giữ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH nhưng một lần vận chuyển không được vượt quá số lượng tối đa (đối với một phương tiện vận chuyển) như sau:

a) 100 kg hoặc 50 sản phẩm thải bỏ, tùy điều kiện nào đến trước, đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện tử cỡ nhỏ (máy tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa, đầu đọc) và pin, ắc quy thải, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải;

b) 01 sản phẩm thải bỏ đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện, điện tử cỡ lớn (máy photocopy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa) và ô tô, xe máy;

c) 20 lít đối với dầu nhớt thải;

d) Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH với số lượng vượt quá quy định tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

4. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến điểm thu hồi tập trung được quy định như sau:

a) Được thực hiện bởi các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp;

b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

5. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến các cơ sở xử lý, tái chế phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

6. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường không yêu cầu Giấy phép và không giới hạn số lượng cho một lần vận chuyển nhưng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về quản lý chất thải thông thường.

7. Các phương tiện thải bỏ là ô tô, xe máy còn khả năng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể chuyển đến điểm thu hồi bằng cách tự vận hành chính các phương tiện đó.

8. Trường hợp nhà sản xuất thiết lập các chương trình, dự án để trực tiếp thu gom sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng, việc vận chuyển về điểm thu hồi tập trung hoặc về cơ sở xử lý, tái chế được thực hiện theo các hình thức sau:

a) Do các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thực hiện;

b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

9. Sản phẩm thải bỏ sau khi thu hồi phải được quản lý và xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg.

Trên đây là nội dung quy định về việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 34/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
227 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào