Phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh có điều kiện

Phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Hải Anh, hiện đang sống tại Quận 6, Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Cơ sở kinh doanh có điều kiện có phải xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự hay không? Phải thực hiện thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.        

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2017/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 06/12/2017) hướng dẫn Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối với hoạt động của cơ sở của mình theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.

2. Trường hợp phương án bảo đảm an ninh, trật tự do cơ sở kinh doanh xây dựng chưa đáp ứng nội dung đã được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì cơ quan Công an có thẩm quyền trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện.

3. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

Điều 8. Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự 

1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm: 

a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ; 

b) Kinh doanh các loại pháo; 

c) Kinh doanh súng bắn sơn; 

d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; 

đ) Kinh doanh casino; 

e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược; 

g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; 

h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; 

i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; 

k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; 

l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường; 

m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp); 

n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ. 

2. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây: 

a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự; 

b) Biện pháp thực hiện; 

c) Lực lượng phục vụ thường xuyên; 

d) Phương tiện phục vụ; 

đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo; 

e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động; 

g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh có điều kiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 42/2017/TT-BCA.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

462 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào