Hướng dẫn về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VN được hướng dẫn trên cơ sở khái niệm bảo lãnh quy định tại Bộ Luật dân sự và Luật các TCTD. Theo khoản 1 Điều 366 Bộ Luật dân sự và khoản 18 Điều 4 Luật các TCTD thì hoạt động bảo lãnh phụ thuộc chặt chẽ vào giao dịch gốc. Căn cứ các quy định trên, khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định rõ bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Quy định tại Điều 22 Thông tư 07 phù hợp với quy định tại Nghị định 163 (Điều 15) về giao dịch bảo đảm. Theo trình tự bảo lãnh thì khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có thời gian 5 ngày để xem xét sự phù hợp của yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để quyết định trả thay hay không. Trong thời gian 5 ngày này, bên bảo lãnh có thể liên hệ với bên được bảo lãnh để nhận được phản hồi của bên được bảo lãnh về tình trạng của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh giữa hai bên. Ngoài ra, Điều 14, 15 Thông tư 07 đã quy định cụ thể về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?