Xin cấp lại bản án quyết định cho ly hôn

Tôi có 1 người chị lấy chồng từ năm 2000, chị đã đăng ký kết hôn và chưa nhập khẩu về gia đình nhà chồng. Do bị chồng đánh đập và gia đình nhà chồng đối xử tệ bạc nên sinh con mới đầy 1 tháng chị không chịu được nữa đã ôm con bỏ đi. Bị gia đình nhà chồng tìm và bắt lại, họ không cho chị chăm con nữa mà tiếp tục bị họ đánh. Chị tìm cách trốn thoát nhưng dứt lòng để lại con. Sau khi bỏ đi tìm đường làm ăn, nay quay về mong được gặp con nhưng gia đình nhà chồng không cho. Hiện anh chồng đã có vợ mới. Hỏi chuyện mới biết sau khi chị tôi bỏ đi anh đã làm đơn ra toà àn cấp huyện xin ly hôn trong khi vắng mặt chị tôi. Nhưng gia đình tôi không nhận được bất cứ 1 thông báo nào từ gia đình nhà chồng chị và toà án. Tôi muốn hỏi như vậy toà xét xử đã thoả đáng chưa và bây giờ chị tôi muốn xin lại giấy chứng nhận đã ly hôn có được không?

1. Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa như sau:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc Tòa án không có bất kỳ một loại giấy triệu tập, giấy thông báo nào đến chị và gia đình chị của bạn là vi phạm thủ tục tố tụng, bởi đây là nghĩ vụ bắt buộc của Tòa án nhằm đảm bảo quyền bào chữa của đương sự. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm thủ tục tố tụng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (đối với bản án chưa có hiệu lực pháp luật) hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật) và cũng là cơ sở để Tòa án cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm ra những quyết định theo thẩm quyền như hủy bản án…

Trong trường hợp nói trên chị của bạn có thể dùng quyền kháng cáo (trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày tuyên án, đối với trường hợp của chị bạn không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho chị của bạn hoặc được niêm yết (khoản 1, Điều 245 BLTTDS năm 2004)), hoặc trình báo sự việc trên cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát đó để họ thực hiện quyền kháng nghị (trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (khoản 1 điều 252 BLTTDS năm 2004), để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

2. Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có quy định về việc cấp trích lục bản án như sau: “1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án. 2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp”.

Như vậy, chị của bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án đã xét xử được bản án quyết định cho ly hôn giữa 2 vợ chồng chị./.

 

 

 
Ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2025? Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương nhanh nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại quyết định ly hôn mới nhất? Quyết định ly hôn bị mất có được xin cấp lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn ở nước ngoài có xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn có được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chịu ký tên vào đơn ly hôn thì vợ có ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn xong có đổi họ cho con sang họ mẹ được không? Đổi họ cho con ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào