Việc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những phương pháp nào?

Phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm về hoạt động của Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì việc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những phương pháp nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Kim Lê (le***@gmail.com)

Ngày 22/10/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).

Theo đó, phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:

1. Việc hạch toán trên các tài khoản được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng chia làm ba loại:

Loại tài khoản thuộc tài sản Có              : luôn luôn có số dư Nợ.

Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ              : luôn luôn có số dư Có.

Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có       : lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư.

Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, quý và năm, các đơn vị NHNN chỉ lập đến tài khoản cấp III và phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có).

2. Các cách thức hạch toán:

a) Hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng: Việc hạch toán được hệ thống tự động thực hiện thông qua cài đặt các tham số tại các chương trình, phân hệ nghiệp vụ (ví dụ như các giao dịch hạch toán dự thu lãi cho vay khách hàng, dự trả lãi tiền gửi khách hàng...). Theo đó, các giao dịch tự động từ các chương trình sẽ được cập nhật vào các tài khoản tổng hợp thích hợp được khai báo trong tham số hạch toán tương ứng;

b) Hạch toán thủ công từ các phân hệ: Người dùng nhập trực tiếp hoặc sử dụng các bảng khai trên các chương trình, phân hệ nghiệp vụ làm phát sinh các bút toán hạch toán vào tài khoản tổng hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào