Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng nhà nước là gì?
Ngày 22/10/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).
Theo đó, khái niệm Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Hệ thống tài khoản kế toán: Là một tập hợp các tài khoản kế toán dược sử dụng để phân loại phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản của NHNN trong kỳ kế toán.
Để bạn nắm rõ nội dung này, Ban biên tập gửi đến bạn một số khái niệm liên quan như sau:
- Phần mềm CMO (Currency Management Optimization): Là hệ thống quản lý và phát hành kho quỹ tập trung của NHNN.
- Phần mềm CSD (Central Securities Depository): Là hệ thống của NHNN để quản lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lưu ký giấy tờ có giá.
- Tài khoản kế toán: dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của NHNN theo đối tượng và nội dung kinh tế cụ thể.
- Tài khoản tổng hợp: Là tài khoản kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN, tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP để thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN.
- Tài khoản chi tiết: Là tài khoản kế toán dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý, tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP.
- Tài khoản hoạt động: Là tài khoản kế toán dùng để theo dõi, phản ánh và cung cấp thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể như: loại tiền tệ, đối tượng, loại nghiệp vụ,... và theo yêu cầu quản lý, tài khoản này được mở và sử dụng tại các phần mềm ứng dụng (T24, CMO, CSD, AOM...) và các phân hệ nghiệp vụ khác thuộc phần mềm ERP.
- Tài khoản hệ thống: Là các tài khoản phát sinh do yêu cầu của hệ thống để liên kết các bút toán của một nghiệp vụ phát sinh nhưng được thực hiện trên nhiều phân hệ/ phần mềm khác nhau. Các tài khoản này không nhằm mục đích phản ánh nghiệp vụ kinh tế và được quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2015/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?