Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18/10/2000

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18/10/2000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Hải Anh, hiện đang làm việc tại Quận 2, Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, cụ thể: Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18/10/2000. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18/10/2000 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.      

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 (thời điểm Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có hiệu lực thi hành) tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng lao động, được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).

2. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ đối với người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) và đối với người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (ngày Bộ luật lao động năm 1994 có hiệu lực thi hành) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc thực tế từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc và thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có), trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước được xác định theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều5 Thông tư này.

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

c) Người lao động là công chức, viên chức dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 03 tháng 12 năm 1998 (ngày Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc thực tế từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc và thời gian làm việc thực tế tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập khác, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước đó, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

d) Người lao động là công chức, viên chức dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 03 tháng 12 năm 1998 đến trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được đơn vị sự nghiệp công lập tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

4. Tiền lương để tính chế độ trợ cấp cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động dôi dư quy định tại điểm b Khoản 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương, phụ cấp lương, chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bình quân 05 năm (60 tháng) cuối cùng trước khi nghỉ việc.

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) của 05 năm (60 tháng) cuối cùng trước khi nghỉ việc.

5. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương, phụ cấp lương, chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bình quân 06 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc.

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) của 06 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc.

Tiền lương theo hợp đồng lao động là tiền lương quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18/10/2000. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năng suất lao động hằng năm tăng bao nhiêu theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ không lương mới nhất, chuẩn nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi sinh con người lao động nhận được các khoản tiền nào? Nhận được bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi đối với các công việc thể dục thể thao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mấy lần cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
185 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào