Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Ngoại giao gồm những thông tin trong phạm vi nào?
Phạm vi danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Ngoại giao được quy định tại Điều 2 Quyết định 17/2014/QĐ-TTg về Danh mục bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của ngành Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Nội dung các cuộc đàm phán, văn bản ký kết giữa nước ta với nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế do Bộ Ngoại giao lưu giữ mà các bên tham gia ký kết thỏa thuận chưa công bố hoặc không công bố.
- Các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố.
- Tờ trình giải quyết công việc và ý kiến chỉ đạo xử lý, giải quyết của lãnh đạo Bộ Ngoại giao ghi trên Tờ trình về những vấn đề có nội dung thuộc Danh mục bí mật Nhà nước độ Tối mật theo quy định tại Điều này.
- Đề án phát triển quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, khu vực; chiến lược, kế hoạch, chính sách, thỏa thuận, cam kết đối ngoại có tính chất đặc biệt quan trọng hoặc nhạy cảm; các báo cáo về việc thực hiện đề án, chiến lược, kế hoạch, chính sách, thỏa thuận, cam kết đối ngoại nêu trên và đánh giá tình hình quan hệ, trong đó kiến nghị chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các nước đó chưa công bố hoặc không công bố.
- Phương án đàm phán, tài liệu liên quan chuẩn bị cho đàm phán, nội dung và báo cáo kết quả đàm phán giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, biển, đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng trời giữa Việt Nam với các nước láng giềng chưa công bố hoặc không công bố.
- Báo cáo đột xuất và báo cáo chuyên đề về tình hình quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, biển, đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng trời Việt Nam chưa công bố hoặc không công bố.
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến mốc quốc giới, đường biên giới quốc gia chưa công bố; và phương án đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về các hoạt động đối ngoại quan trọng hoặc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm; báo cáo, tài liệu do các Cơ quan đại diện gửi về liên quan đến những vấn đề nhạy cảm hoặc đối tác đặc biệt.
- Báo cáo về hoạt động có nội dung nhạy cảm của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài; hồ sơ về các đối tượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài và báo cáo về hoạt động của các đối tượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài.
- Chủ trương, định hướng và sự hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông của kiều bào.
- Hồ sơ, tài liệu liên quan cán bộ biệt phái tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Các tài liệu quy định, quy ước, thông số kỹ thuật về hệ thống thông tin liên lạc của Bộ Ngoại giao.
- Tài liệu, hồ sơ thiết kế, báo cáo liên quan đến hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn Trụ sở Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Vật mang bí mật Nhà nước (USB, CPU, ổ cứng, sổ ghi chép...) có chứa nội dung thông tin hoặc văn bản thuộc Danh mục bí mật Nhà nước độ Tối mật.
- Các báo cáo, văn bản khác có sử dụng thông tin, tài liệu thuộc Danh mục bí mật Nhà nước độ Tối mật của các cơ quan khác.
Trên đây là quy định về phạm vi danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Ngoại giao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 17/2014/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?