Phương pháp thiết kế chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Phương pháp thiết kế chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được quy định tại Mục II Quyết định 2383/QĐ-BTP năm 2017 về Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, quy định cụ thể như sau:
1. Chương trình bồi dưỡng được xây dựng cho 02 đối tượng sau:
- Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của các bộ, ngành, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, theo dõi, thực hiện đối với các dự án, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; xây dựng chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của địa phương, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, thẩm định, cấp phép, theo dõi thực hiện, triển khai các dự án đầu tư, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng dựa trên:
- Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế được phê duyệt theo Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 14/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các hiệp định về bảo hộ đầu tư; các hiệp định, các cam kết, thỏa thuận quốc tế về thương mại, đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
- Tổng hợp kết quả khảo sát về những khó khăn, vướng mắc trên thực tế và đề xuất nội dung các vấn đề cần được bồi dưỡng từ các bộ, ngành và địa phương.
3. Chương trình được thiết kế để xây dựng bộ tài liệu bao quát, tổng thể theo hướng gồm các chuyên đề chung cho đến các chuyên đề cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ cho công chức, viên chức ở bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đối với những công chức, viên chức chưa được bồi dưỡng các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ nghiên cứu, tìm hiểu toàn bộ chương trình. Đối với những công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế thì có thể được bồi dưỡng đối với các nội dung cập nhật, nâng cao.
4. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng không chồng chéo, trùng lặp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên sâu, theo hướng mở để cập nhật, bổ sung các kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Trên đây là nội dung câu trả lời về phương pháp thiết kế chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2383/QĐ-BTP năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?