Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa

Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Nguyên Sinh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Trân trong! Trần Nguyên Sinh (nguyensinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 11/2016/TT-BQP Quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa được quy định cụ thể như sau:

- Chỉ được neo đậu phương tiện tại vị trí do bộ phận Điều độ cảng, bến chỉ định và không tự ý thay đổi vị trí.

- Phải chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Thông tư 11/2016/TT-BQP, tuân thủ nội quy cảng, bến và các quy định về phòng, chống lụt bão; chấp hành lệnh Điều động của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến trong các trường hợp khẩn cấp.

- Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc thay đổi vị trí neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến biết.

- Khi đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác.

- Trường hợp phát hiện trên phương tiện thủy có người, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho bộ phận Điều độ cảng, bến, các cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.

- Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa phải kiểm tra, chuẩn bị các Điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động; nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục.

- Phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất bắt đầu từ 06 (sáu) giờ đến 18 (mười tám) giờ trong ngày; trường hợp muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, phải thông báo cho đơn vị quản lý trực tiếp cảng trước 02 (hai) ngày.

- Không tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa khi chưa được Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa; không sử dụng tín hiệu tùy tiện; không cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện khác đi qua phương tiện mình.

- Thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Không được bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác xuống vùng nước cảng, bến.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BQP.

Trân trọng!

Vùng nước cảng
Hỏi đáp mới nhất về Vùng nước cảng
Hỏi đáp pháp luật
Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức thực hiện trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc tiếp nhận và bảo quản tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung biên bản giao nhận tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng nước cảng
Thư Viện Pháp Luật
181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vùng nước cảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng nước cảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào