-
Đầu tư
-
Vốn đầu tư
-
Góp vốn đầu tư
-
Tổng vốn đầu tư
-
Vốn đầu tư nước ngoài
-
Nguồn vốn đầu tư
-
Giá trị vốn đầu tư
-
Hình thức vốn đầu tư
-
Thu hút vốn đầu tư
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
-
Nhà đầu tư
-
Đầu tư kinh doanh
-
Dự án đầu tư
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Tổ chức kinh tế
-
Hình thức đầu tư
-
Ưu đãi đầu tư
-
Cơ quan đăng ký đầu tư
-
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
-
Hỗ trợ đầu tư
-
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
-
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước có trách nhiệm ra sao trong hoạt động giám sát vốn đầu tư ra nước ngoài?
Ngày 06/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Nghị định này quy định về:
- Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong giám sát vốn đầu tư ra nước ngoài là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 200/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:
a) Xây dựng Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài;
b) Xây dựng chỉ tiêu giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
c) Lập kế hoạch giám sát tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư tại các dự án đầu tư ra nước ngoài;
d) Lập Báo cáo giám sát tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư ra nước ngoài sáu (06) tháng và hằng năm gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các dự án không đạt kế hoạch, doanh nghiệp phải giải trình và đề xuất biện pháp đối với từng Dự án. Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
đ) Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, trường hợp phát sinh các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính), doanh nghiệp cần báo cáo trung thực, kịp thời và đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong giám sát vốn đầu tư ra nước ngoài. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?