Quy định về chế độ cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 11/2016/TT-BQP Quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì chế độ cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa được quy định cụ thể như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
+ Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, thuyền, Mục đích vào cảng, bến, thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy tờ phải nộp
++ Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyến tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
++ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực;
++ Sổ danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có).
+ Giấy tờ xuất trình
++ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
++ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên phù hợp với chức danh, loại phương tiện;
++ Hóa đơn xuất kho, hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có);
++ Chứng minh thư hoặc tương đương (khi có yêu cầu).
++ Trình tự thực hiện cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
- Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền, phương tiện (chủ tàu) phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến;
- Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?