Quy định về quản lý đối với Thang máy điện không buồng máy
Quy định về quản lý đối với Thang máy điện không buồng máy được quy định tại Mục 3 Thông tư 48/2016/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy điện không buồng máy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
3.1. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy bao gồm:
3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được:
- Tên và địa chỉ của Nhà sản xuất, kiểu, mã hiệu, năm sản xuất, số tầng hoạt động, tải trọng (số người) cho phép;
- Các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống như: Thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, máy dẫn động, hệ số an toàn và tuổi thọ của cáp, cơ cấu hạn chế quá tải.
3.1.2. Bản sao chứng chỉ thử nghiệm trên mẫu của các bộ phận an toàn.
3.1.3. Bản sao chứng chỉ của các bộ phận quan trọng khác (cáp, xích, thiết bị phòng nổ, kính,...).
3.1.4. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.
3.1.5. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối trọng.
3.1.6. Bản vẽ tổng thể của thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin.
3.1.7. Hướng dẫn lắp đặt, vận hành, kiểm tra, quy trình bảo dưỡng, bảo trì, xử lý sự cố.
3.1.8. Tất cả các bộ phận hợp thành của thang máy phải có chứng nhận về chất lượng và nơi sản xuất; thang máy khi xuất xưởng phải ghi rõ mã hiệu, tải trọng (số người) cho phép tại bảng điều khiển trong cabin.
3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy sản xuất trong nước
Nhà sản xuất thang máy phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:
3.2.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Thang máy sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại mục 4.1.1 của Quy chuẩn này.
3.2.3. Nhà sản xuất phải công bố hợp quy đối với thang máy theo quy định.
3.2.4. Gắn dấu hợp quy sau khi lắp đặt xong trước khi đưa thang máy vào sử dụng.
3.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy nhập khẩu
3.3.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này.
3.3.2. Thang máy khi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại mục 4.1.2 của Quy chuẩn này.
3.3.3. Trong trường hợp nhập khẩu, nếu theo thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã Nam với các nước xuất khẩu thang máy quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các thang máy này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.4. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy cung cấp trên thị trường
Đối với thang máy cung cấp trên thị trường, các tổ chức cá nhân phân phối, bán lẻ phải thực hiện các yêu cầu sau:
3.4.1. Đã được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy.
3.4.2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, cung cấp thang máy và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của thang máy do mình bán.
3.5. Yêu cầu đối với thang máy đủ điều kiện lắp đặt
3.5.1. Thang máy khi lắp đặt phải có đủ các điều kiện sau:
3.5.1.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này.
3.5.1.2. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thang máy nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục Hải quan theo quy định.
3.5.2. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy
3.5.2.1. Đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy phải có đủ các điều kiện sau:
3.5.2.1.1. Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
3.5.2.1.2. Người trực tiếp lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy phải được đào tạo về chuyên môn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn.
3.5.2.1.3. Có đủ trang thiết bị phục vụ cho quá trình lắp đặt, hiệu chỉnh và sửa chữa thang máy.
3.5.2.1.4. Tuân thủ theo các yêu cầu, hướng của nhà sản xuất và các quy định của quy chuẩn này.
3.5.2.1.5. Đơn vị lắp đặt thang máy phải xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
3.5.3. Yêu cầu về nghiệm thu kỹ thuật an toàn sau lắp đặt thang máy
3.5.3.1. Đơn vị lắp đặt thang máy phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:
3.5.3.1.1. Hồ sơ nghiệm thu thang máy.
3.5.3.1.2. Chuẩn bị các điều kiện để thang máy hoạt động.
3.5.3.1.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.
3.5.3.2. Việc nghiệm thu thang máy sau lắp đặt nhằm mục đích:
Đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của thang máy sau lắp đặt.
3.5.3.3. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:
3.5.3.3.1. Tải trọng làm việc cho phép.
3.5.3.3.2. Tốc độ làm việc và kích thước lắp ráp.
3.5.3.3.3. Độ chính xác dừng tầng.
3.5.3.3.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển, hệ thống cứu hộ.
3.5.3.4. Khi công việc lắp đặt thang máy hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật của quy chuẩn này. Nếu trong tiêu chuẩn thiết kế của Nhà sản xuất quy định cao hơn thì thực hiện theo quy định của nhà sản xuất.
3.6. Quản lý sử dụng an toàn thang máy
3.6.1. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận, được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn, trong đó có nội dung huấn luyện công tác cứu hộ trong trường hợp thang máy gặp sự cố.
3.6.2. Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện thang máy không đảm bảo an toàn, đơn vị sử dụng có thể đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.6.3. Chỉ những người có trách nhiệm (trực tiếp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ) mới được phép tiếp cận hệ thống dẫn động.
3.6.4. Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa.
3.6.5. Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các chu kỳ bảo dưỡng, đơn vị sử dụng phải có những đợt kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận hành thang máy.
3.6.6. Thang máy khi đưa vào sử dụng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đầy đủ hồ sơ theo quy định tại mục 3.1 quy chuẩn này
Trên đây là nội dung câu trả lời quy định về quản lý an toàn lao động đối với Thang máy điện không buồng máy. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 48/2016/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?