Chế độ phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2016/TT-BQP Quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì chế độ phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ tính năng, vị trí, vai trò và quy mô công trình cảng được xác định cấp kỹ thuật trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn sau:
- Vai trò của cảng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng hoặc một khu vực.
- Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa nơi xây dựng cảng.
- Quy mô công trình cảng và khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác.
- Khả năng cho phép loại phương tiện lớn nhất cập cầu cảng, khả năng neo đậu phương tiện thủy.
- Năng lực bốc xếp BKKT, kiện hàng có kích thước, trọng lượng tối đa hoặc xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng (tấn/năm) bằng cơ giới hóa thông qua cảng/năm; khả năng cơ động bộ đội thực hiện nhiệm vụ trong thời bình cũng như thời chiến.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?