Lập Lý lịch tư pháp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 06/2013/TT-BTP hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Việc lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được thực hiện như sau:
a) Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp trên cơ sở thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp;
b) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp trên cơ sở thông tin do Sở Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan cung cấp.
2. Việc lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 được thực hiện như sau:
a) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như quyết định thi hành án hình sự, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, đặc xá, đại xá, giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự hoặc các thông tin lý lịch tư pháp khác có liên quan đến người bị kết án, nhưng chưa nhận được bản án có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định, giấy chứng nhận đã nhận được và ghi rõ nguồn thông tin để lập Lý lịch tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trên cơ sở bản án do Tòa án cung cấp, Sở Tư pháp thực hiện cập nhật bổ sung những thông tin còn thiếu vào Lý lịch tư pháp đã được lập;
b) Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định, giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trường hợp kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cho thấy người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp “có án tích”, nhưng trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa có Lý lịch tư pháp của người đó, thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp nơi thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan Công an, Tòa án. Đồng thời, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trên cơ sở bản án do Tòa án cung cấp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp thực hiện bổ sung những thông tin còn thiếu vào Lý lịch tư pháp đã được lập.
3. Việc lập Lý lịch tư pháp trong trường hợp nhận được bản án phúc thẩm được thực hiện như sau:
a) Trường hợp bản án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, đồng thời cập nhật cả bản án xét xử phúc thẩm vào Lý lịch tư pháp;
b) Trường hợp bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án phúc thẩm đồng thời cập nhật cả bản án xét xử sơ thẩm vào Lý lịch tư pháp;
c) Trường hợp bản án phúc thẩm hủy án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Sở Tư pháp chưa lập Lý lịch tư pháp mà chờ bản án có hiệu lực pháp luật để lập Lý lịch tư pháp;
d) Trường hợp bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án thì Sở Tư pháp không lập Lý lịch tư pháp;
đ) Trường hợp nhận được quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật;
e) Mã số bản án của bản án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị cập nhật trong Lý lịch tư pháp được sử dụng theo mã số của bản án hình sự phúc thẩm, thêm ký hiệu ST.
Ví dụ: Bản án hình sự phúc thẩm có mã số bản án trong Lý lịch tư pháp là 31HM2011/00001/01 thì bản án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị có mã số bản án là 31HM2011/00001/01ST.
4. Trường hợp nhận được bản án tuyên án tử hình nhưng chưa nhận được quyết định thi hành bản án hoặc quyết định thi hành án tử hình do Tòa án cung cấp thì Sở Tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.
5. Trường hợp nhận được bản án xét xử phúc thẩm, bản án tuyên án tử hình đối với người bị kết án mà không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn về lập Lý lịch tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2013/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?