Quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen

Quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Như Thảo hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi đang tìm hiểu về sinh vật biến đổi gen để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen được quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 

1. Những quy định chung

a) Việc nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại Phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có mức độ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;

b) Phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm;

c) Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật, nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Các nguyên liệu, vật liệu, mẫu vật thí nghiệm, ống nghiệm, dụng cụ chuyên dụng dùng trong nghiên cứu sinh vật biến đổi gen phải ghi nhãn có tên và ngày tháng thực hiện;

d) Hoạt động nghiên cứu tạo véc tơ tái tổ hợp, chuyển gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1 trở lên của khu thí nghiệm chính;

đ) Chỉ thực hiện chuyển gen cho 01 đối tượng trong một lần thí nghiệm;

e) Người thao tác chuyển gen phải mặc áo blouse, đeo khẩu trang, đi găng tay. Khi thực hiện thao tác phải ngồi trước tủ an toàn sinh học đang hoạt động, lấy đủ lượng các nguyên liệu cần thiết và tránh làm rơi vãi;

g) Tủ an toàn sinh học, các thiết bị thí nghiệm phải được vệ sinh bằng cồn 70 độ. Mẫu vật bị rơi vãi, nguyên liệu, vật liệu dư thừa, bông cồn, dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm và các dụng cụ khác đã sử dụng phải được thu gom, phân loại và xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường;

h) Định kỳ hàng tuần khử trùng phòng thí nghiệm và tủ an toàn sinh học bằng dung dịch chloramin hoặc cồn 70 độ hoặc các chất khử trùng khác được sử dụng theo quy định;

i) Các sản phẩm thí nghiệm được bảo quản và quản lý theo quy định, không đưa ra ngoài phòng thí nghiệm khi chưa được phép của người quản lý. Nếu bị mất mẫu vật hoặc có dấu hiệu xáo trộn thì phải báo ngay với người quản lý để có giải pháp xử lý kịp thời hạn chế sự phát tán thiếu kiểm soát ra môi trường;

k) Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nguy cơ rủi ro khó kiểm soát thì phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu và xử lý theo hướng dẫn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

2. Quy định quản lý an toàn sinh học trong một số hoạt động nghiên cứu có tính chất đặc thù:

Ngoài các quy định đã nêu tại Khoản 1 của Điều này cần tuân thủ các quy định sau:

a) Hoạt động nhân dòng với các đối tượng chuyển gen là thực vật: Trong quá trình tiến hành nhân dòng đối tượng chuyển gen tuyệt đối cách ly với các sinh vật khác. Các mẫu hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần phải được tiêu hủy theo quy định;

b) Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là vi sinh vật: phải quản lý chặt chẽ các ống nghiệm nhân sinh khối, đối với các ống nghiệm nhân nuôi không thành công phải được tiêu hủy theo quy định;

c) Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là động vật: phải quản lý chặt chẽ số lượng các dòng tế bào đã chuyển gen trước khi cấy vào vật chủ. Nếu mẫu bị hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Trên đây là tư vấn về quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 21/2012/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

An toàn sinh học
Hỏi đáp mới nhất về An toàn sinh học
Hỏi đáp Pháp luật
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen từ ngày 21/03/2024?
Hỏi đáp pháp luật
An toàn sinh học trong xét nghiệm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về quy định thực hành để đảm bảo an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.
Hỏi đáp pháp luật
Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về trang thiết bị của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về quy định thực hành của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn sinh học
Thư Viện Pháp Luật
266 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn sinh học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào