Quy định về mục tiêu dạy nghề
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề thì mục tiêu dạy nghề được quy định cụ thể như sau:
- Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Dạy nghề ở từng trình độ phải bảo đảm mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2006/NĐ-CP và mục tiêu cụ thể sau:
+ Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề;
+ Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;
+ Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.
Trên đây là nội dung tư vấn về mục tiêu dạy nghề. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 139/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?