Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định
Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định về Điều 7 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Các tài liệu (nguồn) phát hiện Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật, phát hiện tình tiết mới (theo quy định tại điều 274 và điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự). Cần chú ý lưu Công văn yêu cầu của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (ở Trung ương và địa phương), các thông tin do các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, Báo cáo đề xuất của Viện kiểm sát; Kết luận kiểm tra nghiệp vụ...
2. Bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ vụ án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (thực hiện theo Điều 13, Điều 48 và Điều 62 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành).
3. Báo cáo án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành), phải phản ánh được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án qua từng giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm (nếu có); những chứng cứ, tài liệu chứng minh Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hay không hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án, Quyết định mà Tòa án không biết được khi ra Bản án hoặc Quyết định đó hay không; ý kiến đề xuất của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ và Lãnh đạo Viện...).
4. Bản sao Kết luận điều tra vụ án, Cáo trạng, Bản án và Biên bản phiên tòa sơ thẩm, Bản án và Biên bản phiên tòa phúc thẩm, Quyết định giám đốc thẩm (nếu có); các tài liệu, chứng cứ như: lời khai bị cáo và những người tham gia tố tụng; Biên bản khám nghiệm hiện trường, tử thi, giám định....
5. Quyết định xác minh tái thẩm.
6. Kế hoạch xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; bản sao các tài liệu xác minh, thu thập bổ sung để phục vụ việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
7. Văn bản trả lời không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
8. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
9. Quyết định bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm (nếu có).
10. Quyết định tạm đình chỉ thi hành Bản án hoặc Quyết định (nếu có).
11. Bản dự thảo quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (tham khảo mẫu số 148 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành).
12. Bút ký phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm do Kiểm sát viên ghi chép.
13. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
14. Lệnh tạm giam của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp hủy Bản án hoặc Quyết định bị kháng nghị để điều tra lại (nếu có).
15. Báo cáo kết quả xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp).
16. Thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.
17. Các văn bản, tài liệu khác (nếu có).
Trên đây là nội cung câu trả lời về hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc tại Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?