Các phương thức giải quyết việc làm và trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện

Các phương thức giải quyết việc làm và trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Mỹ Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý sau cai nghiện ma túy. Cho tôi hỏi, các phương thức giải quyết việc làm và trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Mỹ Anh (myanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống ma túy sửa đổi về quản lý sau cai nghiện ma túy thì các phương thức giải quyết việc làm và trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện được quy định cụ thể như sau:

- Người sau cai nghiện được sắp xếp, giải quyết việc làm theo một trong những phương thức sau:

+ Tổ chức các khu sản xuất tại Trung tâm để vận động các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đến đầu tư tổ chức sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện;

+ Tổ chức các khu vực sản xuất tập trung phù hợp với các loại hình sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ nhằm giải quyết việc làm ổn định, tái định cư lâu dài cho người sau cai nghiện;

+ Bố trí làm việc tại các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất cho gia đình người sau cai nghiện hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương và theo quy định tại khoản 1 Điều này để tổ chức các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện phù hợp.

- Cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình quản lý, giáo dục, tổ chức lao động sản xuất và đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị nhằm cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao hiệu quả sản xuất;

+ Ban hành nội quy quản lý tại đơn vị;

+ Thực hiện đúng các quy định về tổ chức quản lý, tổ chức lao động sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các quy định của Nhà nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người sau cai nghiện;

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đánh giá về mức độ rèn luyện, phấn đấu của người sau cai nghiện. Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tình hình quản lý người sau cai nghiện tại cơ sở với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Đăng ký cho người sau cai nghiện được tạm trú có thời hạn tại địa phương nơi trú đóng; phối hợp với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đóng để thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an toàn đơn vị, phòng, chống ma túy các chất gây nghiện thẩm lậu vào cơ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn về các phương thức giải quyết việc làm và trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 94/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
198 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào