Việc báo cáo hoạt động chứng thực chữ ký số được tiến hành theo những phương thức nào?
Ngày 26/11/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 17/2014/TT-BTTTT quy định chế độ báo cáo về hoạt động chứng thực chữ ký số. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được cấp giấy công nhận và thuê bao được cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức báo cáo).
Theo đó, phương thức báo cáo hoạt động chứng thực chữ ký số là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BTTTT. Cụ thể như sau:
Phương thức báo cáo bằng văn bản hoặc gửi thư điện tử. Báo cáo bằng thư điện tử phải có chữ ký số của đại diện theo pháp luật của tổ chức báo cáo. Chữ ký số phải có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định này, nội dung báo cáo theo đúng các biểu mẫu tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Thông tư 17/2014/TT-BTTTT.
Về địa chỉ nhận báo cáo, báo cáo bằng văn bản gửi về địa chỉ: Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia), 18 Nguyễn Du, Hà Nội. Báo cáo bằng thư điện tử gửi về: vanthurootca@mic.gov.vn.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về phương thức báo cáo hoạt động chứng thực chữ ký số. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 17/2014/TT-BTTTT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?